Nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Published on June 16 2020

Từ xa xưa đến nay, tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn hay tháng của ma quỷ. Cách gọi này đã có từ lâu đời, bây giờ vẫn được sử dụng phổ biến nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó. Vậy nên hãy cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Từ ngày xưa, người Việt luôn quan niệm mỗi con người có hai phần, là phần hồn và phần xác. Phụ thuộc vào người đó khi còn sống và những việc đã làm.  Đến khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại và tách khỏi phần xác, sẽ được đầu thai hay xuống địa ngục, hoặc tệ hơn là trở thành quỷ đói lang thang quấy rối người thường. Và từ đó việc cúng cô hồn xuất hiện.

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm, không những tránh bị quấy phá, mà còn là hành động làm phúc, giúp những cô hồn lang thang có một ngày được no nê. Đây cũng là ý nghĩa tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt. Con người dù đã gây ra tội lỗi gì thì trong quá trình chịu sự quả báo, cũng có ít nhất được một ngày xá tội. 

Lá bồ Đề mạ vàng cầu bình an được mua nhiều trong tháng cô hồn

Theo Đạo giáo, phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa. Quan niệm dân gian cho rằng bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian và đến rằm thì phải quay về vì cửa địa ngục sẽ đóng lại. Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, trên dương thế có nhiều ngạ quỷ nên phải cúng cháo, gạo, muối để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Các công việc quan trọng như cưới hỏi, khởi công xây dựng, đi xa,…đều tránh tháng 7. 

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7

Cúng cô hồn là một hình thức tín ngưỡng dân gian phát sinh từ chữ Tâm của con người mà ra. Người Việt với quan niệm “ vạn vật hữu linh ”, kết hợp với việc mắt thấy, tai nghe hàng ngày những khốn khó, vất vả, hiểm nguy trong cuộc sống buộc con người phải nhìn lại mình và có tư duy hướng Thiện, nhằm bình ổn tâm hồn của người sống và làm ăn lòng người chết. Chính vì vậy, tục cúng cô hồn của người Việt có điều kiện tồn tại và phát triển ngày càng sâu rộng trong cộng đồng.

Nên mua vật phẩm phong thuỷ trong tháng cô hồn như Tỳ hưu, cóc ngậm tiền vàng, hoặc linh vật theo tuổi

Cúng cô hồn được thể hiện rõ nét nhất là vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày xá tội vong nhân. Nhà nghiên cứu Sơn Nam mô tả cúng cô hồn ở Nam Bộ như sau: “Nhiều người dịp này bày cúng đơn sơ, trước sân, với thức ăn đơn giản như: trái cây, mía, bánh ngọt. Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Lắm nơi cúng gạo, muối. Sau khi cúng, thức ăn được bố thí cho trẻ con, chúng tha hồ giựt vì trẻ con được gọi đùa là “cô hồn sống”. ►Xem thêm: Vật phẩm phong thuỷ nên mua trong tháng cô hồn

Ngày tưởng nhớ những người bất hạnh, chết ở “đầu bãi cuối ganh, hùm tha sấu bắt”. Đặc biệt vùng Nam Bộ là đất mới khẩn hoang, nhiều người chẳng biết mồ mả của ông nội, ông ngoại, hoặc chú bác ở đâu, thêm những năm chiến tranh dai dẳng, lắm người không đứng hẳn về bên nào cũng chết vì bom đạn, chưa kể đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh, so với những thập niên trước. Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.

Nếu bạn làm công việc kinh doanh thì có thể mua bức tranh hoặc mô hình thuyền buồm phong thuỷ

Đứng về nghi thức mà xét, nếu những thức ăn dâng cúng cho thần thánh, cho ông bà đều là món sạch, để người cúng “cộng hưởng” với người khuất mặt, lấy sự may mắn, thì cúng cô hồn tháng Bảy mang ý nghĩa khác. Đó là những món ăn bị ô uế (ma quỉ đã ăn rồi), nếu ăn là xui xẻo, nhưng vất bỏ thì phí phạm. Thời xưa, ở nông thôn, lũ trẻ chăn trâu được ưu tiên ăn uống những món ấy mà không sao cả, vì chúng nó là “con của Thần Nông”. Ở thành thị, ta quan niệm trẻ con ngây thơ ở hàng xóm giành giựt nhau cũng phải, vì chúng nó đều vô tội”. ►Xem thêm: Vật phẩm phong thuỷ nên mua trong tháng cô hồn

Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Trong văn hóa người Việt, tháng 7 âm lịch là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói nên nhiều người thường tương truyền về các điều kiêng kỵ không nên làm mỗi khi tháng cô hồn về để cầu bình an, hạnh phúc. ►Xem thêm: Những điều cấm kỵ vào tháng cô hồn

Nên mua những vật phẩm phong thuỷ cầu an, cầu may trong tháng cô hồn

Ngoài thực hiện những điều nên làm và không nên làm trong tháng này, nhiều người lại chọn cách sử dụng những vật phẩm phong thủy có tác dụng như trấn an tinh thần, từ tà, xua đuổi ma quỷ, ngoài ra còn giúp đem lại may mắn, tài lộc.

Lễ Vu lan báo hiếu

Hàng năm, trong tháng 7 Âm lịch thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan hay còn gọi là mùa báo hiếu. Ngày Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Là dịp để mỗi người con hướng lòng thành kính về cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Mọi người bằng những việc làm, cách thể hiện khác nhau, đều mong muốn cầu chúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. Bạn có thể nói những lời yêu thương, đi chùa cầu bình an, hay chuẩn bị một món quà ý nghĩa nào đó để tri ân tới cha mẹ – đấng sinh thành của mình. ►Xem thêm: Những món quà vàng ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

Trịnh Liên/Golden Gift Việt Nam

---

Nguồn: https://quavang.vn/blogs/tu-van-phong-thuy/nguon-goc-va-y-nghia-cung-co-hon-thang-7-am-lich

Published on #Tháng cô hồn

Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post