Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày của Cha trên Thế Giới và ở Việt Nam

Published on May 14 2020

Ngày của Cha là dịp để những người con thể hiện sự yêu thương và lòng kính trọng đối với cha của mình, được quy ước là ngày chủ nhật thứ 3 của tháng sáu. Năm nay 2020 Ngày của Cha là ngày 21/6 (nhằm ngày 01/5 âm lịch).

Nguồn gốc lịch sử Ngày của Cha

Bắt nguồn từ lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont (West Virginia, Hoa Kỳ) bởi Grace Golden Clayton. Sự kiện này tưởng nhớ đến cha của cô và những người cha đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khủng khiếp mỏ Monongah vào tháng 12/1907. Tuy nhiên, sự kiện này không phổ biến.

Năm 1909, Sonora Smart Dodd (Con gái của cựu chiến binh nội chiến Hoa Kỳ - William Jackson Smart) ở Spokane, bang Washington, cũng được truyền cảm hứng sau khi nghe một bài giảng về Ngày của Mẹ tại nhà thờ địa phương, cô càng mạnh mẽ nhận định các ông bố cũng cần có một ngày tương tự để tôn vinh họ. Cô đã tiếp cận Hiệp hội Bộ trưởng Spokane để trình bày về ý kiến của mình. Và Ngày của Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19/6/1910.

Chúng ta thường hay lãng quên về sự hy sinh cao cả của người cha trong cuộc sống của mình. Ngày của Cha chính là cơ hội để chúng ta chuộc lại sự lãng quên đó.

Sau đó, năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã ký một sắc lệnh hành pháp rằng ngày lễ được tổ chức vào Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Dưới thời Tổng thống Richard Nixon, năm 1972, Quốc hội đã thông qua một đạo luật chính thức biến Ngày của Cha thành một ngày lễ quốc gia.

Văn hoá Ngày của Cha trên thế giới

Văn hóa Ngày cùa Cha tại các nước trên thế giới rất khác nhau tùy vào mỗi quốc gia và mỗi châu lục.

•    Hoa Kỳ - Châu Mỹ

Ngày của Cha được tổ chức rộn ràng nhất vẫn là ở Hoa Kỳ. Khắp các bang đều có những lễ hội riêng trong ngày này. Trẻ con xuống đường diễu hành, kèn trống tưng bừng trong ánh mắt hãnh diện của người lớn.

•    Trung Quốc - Châu Á

Trong những năm Thế chiến thứ hai, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày 8/8. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn tổ chức một lễ tưởng niệm những người lính đã hy sinh. Số 8 trong tiếng Hoa có âm đọc gần giống như "ba" nên điều này nghe giống như từ thường gọi dành cho cha (bàba).

Vào ngày này, những người con thường tặng cho người cha các món quà mang ý nghĩa tinh thần như: Một cuộc điện thoại, bùa hộ mệnh,... hay là những món quà thiết thực như: Quần áo, thuốc lá, dao cạo, đồng hồ,... hoặc đi du lịch và các hoạt động khác.

•    Đức - Châu Âu

Ngày của Cha (theo tiếng Đức là Vatertag) là một ngày lễ liên bang (toàn quốc được nghỉ lễ) được tổ chức vào Lễ Thăng Thiên (ngày thứ 40 sau lễ Phục Sinh, vào tháng 5 hoặc tháng 6), và còn được gọi là Ngày của đàn ông (Männertag) hoặc Ngày quý ông (Herrentag).

Theo truyền thống, vào Ngày của Cha, các nhóm nam giới (già và trẻ, nhưng thường không bao gồm bé trai dưới tuổi vị thành niên) thực hiện một chuyến đi bộ đường dài với một toa xe nhỏ gọi là Bollerwagen và kéo bằng sức người. Trong toa xe là rượu hoặc bia kèm theo thực phẩm truyền thống của vùng đó.

•    Úc - Châu Đại Dương

Ở Úc, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9 và không phải là một ngày lễ. Vào ngày này, hầu hết trẻ em sẽ tặng cho cha hoa, cà vạt, chocolate… Mọi người thường kỷ niệm tại nhà, một vài câu lạc bộ và các tổ chức xã hội cũng tổ chức các chương trình đón mừng Ngày của Cha với nhiều tiết mục giải trí vui nhộn.

•    Nam Phi - Châu Phi

Ở Nam Phi cũng giống như đại đa số các quốc gia trên thế giới, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Đánh dấu một dịp đặc biệt, mọi người bày tỏ tình yêu, tình cảm dành cho cha mình và cảm ơn họ vì sự hỗ trợ, chỉ dạy tuyệt vời của họ.

Theo truyền thống, trẻ em thể hiện bằng cách tặng những món quà đáng yêu như thiệp, hoa, cà vạt hoặc bất kỳ món quà nào khác mà cha chúng thích. 

Cách người Việt mừng lễ Ngày của Cha

Theo ông Lê Tân Việt, đại diện thương hiệu quà tặng cao cấp Golden Gift Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, mặc dù Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng chào mừng. Nhiều người nghỉ phép về quê thăm gia đình, hoặc một món ăn tự tay nấu. Đối với những người ở xa thì có thể là một lời chúc, lời cám ơn từ tận đáy lòng. Hoặc có thể lựa chọn những món quà ý nghĩa, thiết thực tặng cha”.

“Ngoài ra, độc đáo hơn bạn có thể tham khảo bức tranh chữ Cha mạ vàng được chế tác thủ công khéo léo với hình ảnh người Cha một đời vất vả hy sinh vì con cái, hay tranh chữ Tra Mẹ thư pháp, một món quà theo sở thích của Cha”.

Món quà mừng thọ tặng Cha mang ý nghĩa thay cho tấm lòng thảo hiểu của người con.

Ghi nhận cho thấy, thời gian này những cửa hàng lưu niệm, quà tặng hoạt động sôi động và được trưng bày khắp nơi.

Quà tặng cha là một cách để bạn gởi gắm yêu thương. Đồng thời, bạn cũng có thể cùng gia đình tạo niềm vui cho cha bằng cách thực hiện các hoạt động gia đình thân mật như cả nhà cùng nấu ăn, đi du lịch,...

Chắc chắn rằng bất kỳ người cha nào, dù cứng rắn đến đâu cũng sẽ rất xúc động khi nhận được những món quà ý nghĩa như vậy.

Thu Trang/ Golden Gift Việt Nam

Published on #Ngày của Cha

Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post